Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen. Vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng.
1
Phần vỏ
Lựa mua lá chuối hột rộng khổ, lá tốt không bị rách nhiều, rửa lá sạch bụi, phơi lá ra nắng cho lá mềm.
Chuẩn bị dây lạt.
Vo nếp thật sạch, như cách vo nếp làm bánh chưng và có xóc muối.
2
Phần nhân
Đậu cà ngâm cho mềm, đãi vỏ lại cho thật sạch, xong nấu cho thật chín, đem xào với hành tím với chút dầu hay mỡ, nếm gia vị muối , tiêu, bột ngọt.
1
Xé lá chuối thành từng miếng 40cm x 40cm. Tùy theo lá lớn hay nhỏ thì xé theo khổ của nó.
2
Xếp 2 lượt lá ngang, 2 lượt lá dọc nằm xen vào nhau, xếp cho lớp lá lớn nằm giữa.
3
Xúc nếp đổ vào giữa lá, dàn đều nếp ra theo chiều dài, cho đậu xanh, nhân thịt vào giữa.
4
Nắm một mép lá (theo chiều dài) dựng lên, xúc nếp đổ thêm cho phủ nhân.
5
Sau đó nắm hết 2 mép lá gấp lại, cuộn tròn. Cuộn cho bánh hơi chặt tay, cột sơ sợi lạt ở giữa bánh.
6
Bẻ 1 đầu lá gập lại, dựng đòn bánh lên, dọng đòn bánh cho nếp dồn lại, gấp đầu lá xuống, bẻ lá cho kín.
7
Xé 2 miếng lá chuối nhỏ bịt đầu bánh theo hình chữ thập, cột dây lạt.
8
Trở đầu đòn bánh lại, và cũng gấp lá lại như đầu kia.
9
Đặt đòn bánh xuống, lăn bánh cho tròn, vỗ bánh cho chắc, cột dây cách đều nhau, xiết bánh cho chặt.
10
Cho lá chuối dư xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong cho vào nồi, đổ nước ngập bánh, đun lửa nấu liên tục.
11
Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay mau.
12
Nước trong nồi vơi, châm thêm nước nóng, kẻo bánh bị sượng.
13
Bánh chín, vớt bánh ra cho ráo nước. Treo bánh vào nơi thoáng, bánh sẽ lâu hư hơn.
14
Nếu nấu khoảng chừng 7 đến 10 đòn bánh tét thì nấu từ 5 đến 6 tiếng bánh mới chín.