loading...
25-09-2012 09:43

10 kinh nghiệm phỏng vấn xin việc cho sinh viên mới ra trường

 

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, việc xin được một công việc phù hợp không hề đơn giản. Bởi vậy, ngoài năng lực chuyên môn kĩ năng khi phỏng vấn cũng hết sức quan trọng.

1

Cho họ thấy bạn luôn hứng thú

Hãy cho người phỏng vấn thấy bạn là ai. Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với những câu như “Tôi thực sự mong muốn đóng góp cho công ty những thứ tốt nhất mà tôi có thể làm và tôi sẽ rất hạnh phúc nếu công ty chọn tôi”.

Cùng với đó, đừng rời phòng phỏng vấn mà không yêu cầu họ nói rõ cho họ biết bạn sẽ phải làm gì nếu có giấy gọi trở lại. Liệu những người được chọn sẽ quay lại gặp mọi người trong công ty? Vào ngày nào họ mong muốn kí hợp đồng?

Và những câu hỏi thể hiện bạn rất hào hứng với công việc. Cùng với đó, hỏi người phỏng vấn thời gian họ sẽ gọi điện cho bạn để tránh bị áp lực trong khi chờ đợi.

2

Chuẩn bị cho cách liên lạc trong tương lai

Không có ai muốn quá vồ vập nhưng đôi khi sự im lặng của bạn lại khiến người ta nghĩ bạn thờ ơ. Cũng đừng nên ngồi đoán mò mà hãy tìm hiểu trước xem nhà tuyển dụng lao động ưa thích cách liên lạc ra sao.

3

Hãy luôn đúng giờ

Nếu như bạn hứa sẽ gửi tài liệu tham khảo cho người phỏng vấn vào sáng mai, hãy làm theo những gì bạn hứa. Giữ lời hứa và trả lời ngắn gọn xúc tích về cách làm việc của bạn nếu bạn được nhận.

4

Biết giữ vững tâm lý

Nếu như bạn được thông báo rằng bạn sẽ được trả lời trong một tuần, hãy tôn trọng thông báo đó. Việc gọi điện ngay vào ngày hôm sau sẽ khiến bạn bị cho là nôn nóng, cập rập.

5

Hãy gửi một tấm thiệp cảm ơn

Một cách tích cực mà không quá lấy lòng người phỏng vấn chính là việc bạn gửi một tấm thiệp có ghi lời cảm ơn của bạn. Nên gửi tấm thiệp 24h sau khi bạn phỏng vấn.

6

Hãy gửi cho từng người trong nhóm phỏng vấn một bức thư

Công cụ trao đổi thông tin này sẽ là một cơ hội để bạn tỏa sáng, vì thế đừng nói chung chung. Nên viết kèm theo từng bức thư những tài liệu cụ thể và những gì bạn đạt được dựa vào những nhu cầu của công ty.

Đồng thời qua đó bạn cũng có thể cho họ thấy bạn có thể làm những điều bạn chưa kịp nói cho họ trong buổi phỏng vấn.

7

Hãy cho họ biết họ cần gì

Một cách hữu hiệu nữa là hãy cư xử như bạn là một nhà tư vấn chứ không phải một người dự tuyển. “Trong cuộc phỏng vấn, hãy tìm hiểu xem điểm yếu của công ty là gì hay những mặt mà họ muốn phát triển mạnh”.

Hãy luôn giữ trong đầu ý tưởng đưa ra lời khuyên cho họ. Làm như vậy bạn sẽ chứng tỏ rằng bạn thông minh, có kiến thức và có thể đưa ra những đóng góp quan trọng.

8

Luôn luôn tìm hiểu về công ty bạn xin việc

Hãy chuẩn bị cho mình tâm lý khi bạn được gọi phỏng vấn hoặc trả lời điện thoại thêm vài lần sau cuộc phỏng vấn. Tích lũy thêm những thông tin về công ty, nghĩ về những câu hỏi mà bạn nghĩ bạn sẽ được hỏi, về những chủ đề bạn muốn bàn tới.

Những hành động này sẽ cho họ, người phỏng vấn, thấy bạn vẫn luôn tìm hiểu sát xao về công ty này dù rằng cuộc phỏng vấn chính đã qua.

9

Hãy dựa cả vào những tác động bên ngoài

Nếu bạn có quen biết hay có mối quan hệ nào đó với người có ảnh hưởng hoặc biết rõ người phỏng vấn, hãy nhờ họ nói tốt về bạn.

10

Chấp nhận sự từ chối một cách lịch sự

Cuối cùng là luôn giữ cho tâm trạng bạn bình tĩnh và đừng hành động quá đáng nếu như bạn thấy ai đó trúng việc còn bạn thì không. Không ai biết tương lai sẽ ra sao. Có thể công việc này không chấp nhận bạn nhưng sẽ có một cánh cửa, một tương lai khác mở ra cho bạn.

Nếu như bạn bị từ chối, hãy gửi thêm tấm thiệp cảm ơn tới người phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn khác biệt với những người bị từ chối khác, đưa bạn lên một vị trí cao hơn.

Chia sẻ:
Từ khóa:
loading...

Bình luận