loading...
13-09-2010 17:51

Cách sử dụng và bảo quản laptop

 

Chiếc máy tính xách tay hiện nay đã trở thành một thiết bị không thể thiếu của nhiều người. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng và bảo quản laptop một cách hợp lý.

1

Tránh làm đổ cà-phê hoặc trà lên máy tính

Khi uống cà-phê, sô-đa hay các loại nước giải khát, bạn không nên để chúng gần máy tính xách tay. Nếu chất lỏng chảy tràn lan lên máy sẽ làm hỏng các bộ phận bên trong hay gây chập điện. Thậm chí, máy tính có thể bị mất dữ liệu vĩnh viễn.

Vì thế, hãy để các thức uống xa máy tính, bởi ngay cả khi bạn cẩn thận thì người nào đó vẫn có thể sơ ý làm đổ chúng.

2

Không để thức ăn gần laptop

Bạn không nên vừa ăn vừa sử dụng máy vi tính. Các mẩu thức ăn có thể rơi vào khe hở giữa các bàn phím. Điều này mời gọi côn trùng xâm nhập, chúng sẽ phá hoại mạch điện.

Hơn nữa, laptop của bạn trông không vệ sinh nếu bị vấy bẩn thức ăn.

3

Giữ và nâng máy tính bằng phần để chứ không phải màn hình

Nếu chỉ nâng màn hình, bạn có thể làm hỏng màn hình hay các bản lề nối các bộ phận này với đế máy. Màn hình cũng dễ bị trầy hay hỏng nếu bị lực ép trực tiếp.

4

Đừng để laptop chịu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột

Vào tiết trời lạnh, khi mang máy tính từ bên ngoài vào trong nhà, bạn đừng khởi động máy ngay. Hãy để máy ấm lại theo nhiệt độ phong tròng. Điều này sẽ giúp tránh được nguy cơ làm hỏng ổ đĩa do sự ngưng tụ hơi nước bên trong máy.

5

Đừng để ghế đè lên dây điện của máy tính

Dùng băng keo để dán dây điện của máy lên bàn làm việc. Sau đó bạn có thể gỡ ra dễ dàng khi sử dụng xong.

Đôi khi vì quá say mê làm việc, bạn có thể vô tình dịch chuyển ghế ngồi mà quên rằng sợi dây đang nằm ngay dưới chân mình. Như vậy, dây điện có thể sẽ bị hỏng nhanh chóng.

6

Cắm các thiết bị đi kèm vào đúng chỗ

Bạn cần lưu ý xem các biểu tượng trên máy tính xách tay một cách cẩn thận trước khi khắm các thiết bị vào máy.

Nếu cắm dây điện thoại vào cổng internet hay ngược lại, bạn có thể làm hỏng lỗ cắm và không sử dụng chúng được nữa.

7

Hãy kiểm tra nhãn dán trên đĩa trước khi cho đĩa vào

Các nhãn dán trên đĩa CD, DVD hay đĩa mềm nếu không được dán cẩn thận có thể bị bong ra và làm kẹt ổ đĩa.

Bạn không nên cho đĩa CD có kích thước nhỏ hơn chuẩn vào máy vì có thể làm hỏng đầu đĩa. Cũng không nên cho những đĩa đã quá cũ và trầy xước vào máy vì có thể làm hỏng đầu đọc đĩa của máy.

8

Khi di chuyển

Khi di chuyển máy, hãy tắt máy tính đi và đảm bảo nó đã được tắt hoàn toàn. Bởi nếu không tắt máy mà di chuyển máy, đầu từ của ổ cứng sẽ có sự rung động tác động lên bề mặt đĩa làm cho ổ cứng có thể bị hỏng.

Khi di chuyển nên bỏ máy vào túi xách chuyên dụng. Nhiều sinh viên thường bỏ máy vào ba lô đeo trên vai. Đây là thói quen không đúng, vì bản thân ba lô không có ngăn chuyên dụng cố định máy khi di chuyển, gây ra việc máy bị xóc trên đường đi. Tốt nhất nên dùng một túi xách có ngăn máy riêng, có khả năng chống sốc, chống ẩm và chống vô nước.

9

Làm sạch bộ xử lý trung tâm mỗi năm một lần để lấy đi bụi bẩn bên trong

Nếu bụi tích tụ, hệ thống không thể tự làm mát và nhiệt độ có thể làm hỏng bảng mạch chủ. Bạn hãy đem máy đến trung tâm bảo hành để làm vệ sinh.

10

Khi làm việc

Không nên để máy trên giường đệm khi sử dụng, bởi vì những khe thoát khí trên máy có thể bị che đi làm cho nhiệt lượng không được tỏa ra. Từ đó máy dễ sinh ra những bệnh “kỳ quái” như hay treo, tự tắt, chạy không ổn định.

Chia sẻ:
Từ khóa:
loading...

Bình luận