loading...
20-01-2011 08:29

Những lễ nghi của 3 miền trong ngày Tết

 

Người Việt Nam có không ít những lễ nghi, đặc biệt trong những dịp lễ, tết thì lễ nghi lại thể hiện đậm nét. Mặc dù ý nghĩa chung là thể hiện sự hiếu nghĩa của con cái đối với tổ tiên, ông bà và những người xung quanh nhưng hình thức thể hiện ở mỗi vùng miền mỗi khác. Ví như trong cách bày biện mâm cúng để đón ông bà, mâm trái cây chưng Tết mỗi miền lại có nét đặc trưng riêng.

Mâm cúng

1

Miền Bắc

Lễ vật cúng giao thừa ngoài hương hoa quả phẩm còn có thêm mâm xôi đậu xanh, con gà luộc hoặc đầu heo, bánh chưng, cau trầu rượu. Ngày xưa cúng giao thừa xong, người miền Bắc còn có cổ tục đeo xâu bủa nêu ở trước cửa nhà

2

Miền Trung

Giao thừa hương trầm ngào ngạt, không gian thờ phượng đoan nghiêm, mọi người trong gia đình đứng xếp hàng theo thứ tự trước án thờ dâng hương cúng giao thừa. Bắt đầu từ thời khắc giao thừa thì trên bàn thờ luôn luôn được hương chong đèn rạng, nghi ngút trầm hương.

3

Miền Nam

Lễ vật cúng giao thừa ngoài hương hoa quả phẩm còn có thêm quả dừa, bánh phồng, bánh tráng con gà trống luộc.

Mâm trái cây

1

Miền Bắc

Thường chưng nải chuối bên dưới tượng trưng cho bàn tay bảo bọc của gia đình, có người chọn trái ớt đỏ để trang trí cho mâm ngũ quả có màu sắc rực rỡ hơn.

2

Miền Trung

Người miền Trung không dùng các loại chuối, trái cây có vị đắng, cay, mà chỉ chọn các loại trái cây có vị ngọt, tròn, thơm và lâu hư úng để chưng mâm ngũ quả cho đẹp mắt, độc đáo với mong cầu an vui, hạnh phúc cho gia đình trong năm mới nhưng thường thì không chưng trái cam trái quýt vì họ quan niệm cam đành quýt đoạn.

3

Miền Nam

Miền Nam thì bài bản theo tên gọi từng loại quả, thông thường là Quả dừa, mãng cầu, đu đủ, xoài, thơm, sung nói theo âm ngữ miền Nam là cầu vừa đủ xài.

Chia sẻ:
Từ khóa:
loading...

Bình luận