loading...
20-02-2013 10:17

Một số bệnh thường gặp ở gà thả vườn

 

Thịt gà vườn hiện nay đang rất được ưa chuộng bởi độ dai và ngon hơn hẳn các loại gà nuôi công nghiệp. Xin giới thiệu với các bạn đang nuôi gà thả vườn một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh.

1

Bệnh cầu trùng

Bệnh gây ra do một số loài cầu trùng, trùng đó có 2 loài: Eimeria tenella gây bệnh cho gà con từ 1 -7 tuần tuổi và Eimeria maxima chủ yếu gây bệnh cho gà từ 8-12 tuần tuổi. Các loài cầu trùng này ký sinh ở ruột và manh tràng của gà, gây ra các tổn thương ở niêm mạc ruột và viêm ruột nhiễm khuẩn do các tạp khuẩn có: sãn trong 'ruột của gà (vi khuẩn E.con, vi khuẩn Salmonella spp.).

Gà bệnh thể hiện: ủ rũ, kém ăn, uống nước nhiều; tiếp theo là ỉa chảy, lầy nhầy vì có  iêm mạc ruột bị tróc ra. Sau vài ngày, bệnh của gà sẽ tiến triển nặng lên. Gà ỉa nhiều lần trong ngày và phân có máu tươi hoặc phân có mầu Sô-cô-la. Gà bị chết sau 3-5 ngày với tỷ lệ ca 40 - 60% số gà bị bệnh, nếu như không được điều trị kịp thời. Có nhiều loại thuốc điều trị bệnh cầu trùng, nhưng hoá dược có hiệu lực cao, sử dụng đơn giản được dùng nhiều ở nước ta là: Esb3 (Là hoá dược có kết tinh như đường kính, tan đễ dàng trứng nước) sử dụng như sau:

Điều trị cho gà đang bị bệnh : Pha 02 gam thuốc với 01 lít nước, cho toàn đàn gà, uống liên tục từ 3 - 4 ngày. Thuốc có hiệu lực điều trị gà khỏi bệnh 70 - 90%.

Phòng bệnh: Pha 01 gam thuốc với 01 lít nước, cho gà uống 2-3 ngày/tuần, dùng liền 2-3 tuần. Cùng với dùng thuốc cần thực hiện vệ sinh và tiêu độc chuồng trại để diệt mầm bệnh, phòng lây nhiễm sang gà khoẻ; đồng thời nuôi dưỡng gà với thức ăn có chất lượng đảm bảo, đặc biệt là cung cấp đủ các vitamin A, D, E, C~ Bi để tăng sức đề kháng của gà với bệnh.

2

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD)

Bệnh này thường xảy ra với tỷ lệ cao từ 30 40% đàn gà khi thời tiết thay đổi và độ ẩm trong không khí cao. Gà bệnh bị chết từ 15-20%. Điều quan trọng là gà bị viêm đường hô hấp mãn tính kéo đài, gầy yếu, giảm tăng trọng, giảm tỷ lệ đẻ trứng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế. Tác nhân gây bệnh là Mycoplasma gallisepticum. Trong các cơ sở chăn nuôi gà bị Ô nhiễm, mầm bệnh từ gà bệnh sẽ ra ngoài theo hơi thở, nước mũi, nước rãi của gà, rồi lây qua gà khoẻ chủ yếu theo đường hô hấp khi gà khoẻ hít thở không khí có mầm bệnh. Mycoplasma gallisepticum vào niêm mạc mũi, niêm mạc phế quản và vào thổi gây rạ hội chứng viêm đường hô '.hấp keo dài. Gà bệnh thể hiện Lúc đầu ăn kém, ủ rũ, sau đó chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Khi bệnh tiến triển nặng, gà phải nghển cổ mỗi khi thở. Gà gầy rạc sẽ chết do không thở được và kiệt sức. Phần lớn gà bị bệnh có tỷ lệ chết không cao, nhưng gây tổn thất nhiều về kinh tế. Đặc biệt gà đã nhiễm bệnh không đủ tiêu chuẩn làm giống, phải xử lý.

Điều trị bệnh bằng 1 trong 2 loạt kháng sinh sau đây:

- Tylosin: Dạng bột 98%, dùng như sau: 01 g pha 2 lít nước (đã đur sôi để nguội), cho gà uống liên tục 3-5 ngày. Tylosin còn dùng pha dung dịch tiêm cho gà theo liều 20 - 25 mg/kg thể trọng gà, dùng liên tục 3-5 ngày.

Tiamulin: Dạng bột, dùng theo liều 1 - 1 ,5g/pha với 1 lít nước (đã đun sôi để nguội) cho gà uống liên tục 3-5 ngày. Người ta cũng có thể trộn thức ăn cho gà: Cứ 20 g thuốc trộn với 100 kg thức ăn. Tiamulir cũng dùng tiêm cho gà bệnh dạng tiêm đã được pha sãn theo tỷ lệ 10% (đóng 10 ml/1ọ). Pha 0,1 mlvới O,4ml nước cất, tiêm cho gà liên tục 3 - 4 ngày.

Phòng bệnh chủ yếu thực hiện chuồng nuôi kín ấm mùa đông, thoáng:mát mùa hè và bãi chăn thả sạch sẽ, có định kỳ tiêu độc (nước vôi trong 1 0%) . Trong điều kiện có thể được cần tiêm vacxin phòng bệnh cho gà. Vacxin có bán tại các cửa hàng thuốc thú y của các Chi cục Thi y các tỉnh.

3

Bệnh đậu gà

Khi thời tiết nóng ẩm, bệnh đậu (gà thường xảy ra, lây lan trong đàn với tỷ lệ cao 30-35%. Bệnh gây ra do virut đậu gà, bệnh thấy nhiều ở gà lứa tuổi 1 - 3 tháng. Bệnh lây nhiễm do tiếp xúc, virut từ gà bệnh thải ra môi trường, lây nhiễm sang gà khoẻ qua hít thở không khí có mầm bệnh.

Gà bệnh thể hiện: Đứng ủ rũ, kém ăn có những nốt đậu nhỏ bằng hạt thóc, hạt đỗ xanh, thậm chí bằng hạt ngô mầu đỏ mọc lên ở má, gần mũi, gần mắt, mào gà và ít hơn  ở trên da đùi, da gốc cánh của gà. Những nốt đậu phát triển to dần, mọng nước mầu trắng vàng, rồi vỡ ra, tạo ra cá vảy màu nâu, bong ra. Nốt đậu cũng thường mọc trong niêm mạc mũi, trong miệng gà và trong kết mạc mắt khi vỡ ra, làm cho gà bị chết.

Điều trị: bệnh chủ yếu dùng các thuốc sát trùng như: len - Methyler (5 phần phần nghìn), cồn lốt bôi lên mụn đậu hàng ngày; nhỏ dung dịch Chloramphenicol - 4 phần nghìn lên mụn đậu, vào mắt và miệng, mũi các gà (nếu như có mụn đậu) để diệt cá (tạp khuẩn gây viêm nhiễm thứ phát.

Biện pháp phòng bệnh: Sử dụng vacxin phòng đậu gà cho toàn đàn gà từ vài tuần tuổi đến 4 tháng tuổi; thực hiện vệ sinh chuồng trại và nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn gà.

Chia sẻ:
Từ khóa:
loading...

Bình luận